Viêm VA là bệnh lý tai mũi họng rất thường gặp ở trẻ em từ 1-6 tuổi, tuy không đe dọa tính mạng nhưng hay tái phát và thường gây ra nhiều biến chứng, bệnh còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Tóm tắt nội dung
VA của trẻ nhỏ rất dễ bị viêm nhiễm
Do thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn nên VA hay bị viêm. Khi sức đề kháng suy yếu hoặc do các yếu tố thuận lợi làm bệnh phát triển như chuyển mùa, mùa đông xuân, thời tiết lạnh ẩm, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo, khói bụi, sẽ khiến virus, vi khuẩn dễ dàng phát triển, xâm nhập khiến trẻ dễ bị mắc bệnh hơn.
Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng, trẻ đẻ non, cơ địa dị ứng hoặc đang mắc bệnh mạn tính hoặc bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch, như sởi, cúm… cũng là những yếu tố thuận lợi cho viêm VA tái diễn.
Làm sao nhận biết sớm bệnh viêm VA ở trẻ?
Chẩn đoán viêm VA cấp thường khó khăn, nhất là khi có phối hợp với các viêm nhiễm khác của đường hô hấp trên như viêm họng, vêm amidan.
Triệu chứng điển hình của viêm VA là sốt trên 38°C, có khi sốt cao trên 39-40°C. Trẻ bị tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, VA sưng to chẹn đường thở, trẻ phải há mồm để thở, bỏ bú, bỏ ăn, nôn trớ.
Một số trẻ có thể có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng. Bệnh viêm VA cấp ban đầu thường là do virut và sau đó bội nhiễm thêm vi khuẩn làm cho tình trạng bệnh phức tạp hơn.
Nếu viêm VA kéo dài, tổ chức VA có thể xơ hóa hoặc quá phát gọi là viêm VA mạn tính, kích thước VA tăng lên gây hẹp cửa mũi sau, cản trở thông khí qua mũi, phải thở bằng miệng, ngủ không ngon giấc, hay giật mình, hoảng hốt, ngủ ngáy và có khi có những cơn ngưng thở khi ngủ. Nếu không nhanh chóng khắc phục bệnh có thể dẫn đến biến chứng khó tiên lượng rất nguy hiểm.
Biến chứng viêm VA khi không được khắc phục kịp thời
Viêm nhiễm đường hô hấp: Do VA nằm ở nóc vòm nên mủ có thể chảy xuống họng gây viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm thanh khí phế quản hoặc viêm phổi rất nguy hiểm
- Viêm tai giữa cấp: Do vi khuẩn từ VA dễ dàng lên tai giữa qua đường vòi nhĩ gây ra viêm tai giữa cấp, vì vòi nhĩ ở trẻ em so với người lớn nó ngắn hơn, rộng hơn và nằm ngang.
- Viêm tai giữa thanh dịch: VA quá phát làm tắc vòi nhĩ, không khí không lên được tai, áp lực trong hòm tai giảm dẫn đến tăng tiết dịch trong hòm tai. Bệnh tiến triển âm thầm, không đau tai, chỉ ù tai, nghe kém nên ở trẻ nhỏ khó phát hiện, dễ bỏ qua làm ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ và học tập.
- Viêm mũi xoang: Mủ chảy vào hốc mũi, đọng lại ở sàn mũi và các khe mũi, niêm mạc mũi phù nề, các lỗ thông xoang bị bịt tắc dẫn đến viêm xoang.
- Rối loạn tiêu hóa: Do trẻ nuốt mủ hoặc do tổ chức lympho đường ruột cùng phản ứng viêm với viêm VA, trẻ đau bụng, nôn trớ đi ngoài phân lỏng.
- Dị dạng sọ mặt: Do VA quá phát gây tắc nghẽn đường thở, trẻ phải há mồm để thở, lâu ngày làm cho hàm dưới bị đẩy ra trước, xương hàm trên không phát triển, lưỡi tụt ra sau, khuôn mặt biến dạng, vẻ mặt ngờ nghệch, chuyên môn gọi là bộ mặt VA.
Ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ cũng rất thường gặp do VA quá phát, thường kèm theo quá phát amiđan.
Viêm VA mạn tính có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhưng lại ít được các bậc phụ huynh quan tâm do nghĩ đây chỉ là bệnh lý hô hấp thông thường, không khắc phục dứt điểm hoặc khắc phục sai cách khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Hy vọng qua bài viết này các bậc cha mẹ sẽ có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn để bảo vệ sức khỏe con yêu
Tổng đài hỗ trợ MIỄN PHÍ 1800 6523, chuyên tư vấn viêm amidan, viêm VA an toàn, hiệu quả, hạn chế kháng sinh, hạn chế nạo cắt cho trẻ.
Siro An Hầu Đan Kids - Hết ho đờm, viêm amidan, VA, hạn chế kháng sinh, nạo cắt
Từ nghiên cứu khoa học của Viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Hiệu quả khỏi đến 97,56%
Bộ Y tế cấp phép lưu hành
Chịu trách nhiệm phân phối: Công ty TNHH Y Dược Kinh Đô
Website: anhaudankids.com
Fanpage: https://www.facebook.com/anhaudankids
Youtube: https://www.youtube.com/@coanhauan-giainhbankhonglo4646