Điểm danh những dấu hiệu điển hình của viêm VA

Sẽ dễ dàng hơn để điều trị viêm VA ở trẻ nếu ba mẹ biết các dấu hiệu nhận biết của bệnh viêm VA. Điều này giúp phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không tốt cho trẻ. Bài viết này sẽ giúp các ống bố bà mẹ nhận biết và phân biệt bệnh viêm VA một cách chính xác nhất.

VA là mô tân bào lớn thứ 2 chỉ sau mỗi amidan khẩu cái. VA có chứa nhiều bạch cầu nhằm tạo ra một phần kháng thể cho cơ thể. Khi mới sinh ra VA và amidan đều vô khuẩn. Khi bé thở các vi khuẩn ở phòng sinh sẽ được đưa vào nhưng lúc này không làm được gì vì có kháng thể từ sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

Từ tháng thứ 6 trở đi kháng thể không đủ bé bắt đầu viêm nhiễm Va. Lúc này bạch cầu không đủ sức chống chọi sẽ chịu thua, để vi khuẩn cư trú tại đây, sinh sôi nẩy nở và gây viêm bệnh lý. Như vậy, sau nhiều lần nhiễm trùng, VA có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn.

Thời điểm chuyển mùa tỉ lệ trẻ mắc viêm VA tăng đột biến. Tìm hiểu ngay những dấu hiệu nhận biết viêm VA sớm để chủ động điều trị hiệu quả cho trẻ ngay hôm nay.

Sốt – Dấu hiệu điển hình dễ bị nhầm lẫn nhất

Triệu chứng điển hình của bệnh viêm VA cấp tính thường là trẻ bị sốt 38 – 39 độ C, đôi khi sốt cao đến 40 độ C, đặc biệt sốt kèm với dấu hiệu lạnh run người. Khi sốt trên 39.5 độ C thì cần đến bệnh viện ngay.

Sốt – Dấu hiệu điển hình dễ bị nhầm lẫn nhất của viêm VA

Ngược lại sốt do viêm VA trong các đợt viêm mãn tính lại thường là sốt nhẹ hoặc vkhông sốt, không rét run, không ớn lạnh nhưng rất thường hay sốt vặt, sốt về chiều (rất giống với các bệnh lý hô hấp như viêm họng, amidan, hoặc lao) khiến nhiều bậc phụ nhầm lẫn và cho sử dụng thuốc sai cách

Chảy nước mũi, nghẹt mũi – Triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm VA

Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Trung ương, chảy nước mũi là 1 trong những dấu hiệu điển hình của bệnh Viêm VA. Nó là dấu hiệu nhận biết dễ phát hiện và phân biệt viêm VA với các bệnh lý hô hấp khác ở trẻ.

Trẻ viêm VA ngày đầu nước mũi thường còn trong, lỏng sau đó đặc dần và có mủ. Sau đó sẽ xuất hiện tình trạng chảy nước mũi, ban đầu nước mũi trong dần dần chuyển sang màu vàng xanh (giai đoạn bội nhiễm).

Khi nước mũi, đờm dãi không được loại bỏ, làm sạch sẽ dẫn đến ngẹt mũi nhất là lúc trẻ ngủ hoặc thể hiện rõ ở các trẻ đang bú mẹ (trẻ bú không được liên tục mà thỉnh thoảng phải nhè đầu ti ra để thở và khóc).

Ho nhiều về đêm và gần sáng

Khi VA bị viêm, ổ viêm thường tiết dịch( hay còn gọi là đờm) khiến đường thở của trẻ không được thông thoáng sinh ra phản xạ ho để tống đờm dãi ra ngoài, đặc biệt là vào ban đêm và sáng sớm, do dịch ứ đọng ở đường hô hấp của trẻ. Tình trạng này để kéo dài dẫn đến bệnh sẽ chuyển biến phức tạp hơn như gây viêm tai giữa, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, có thể dẫn đến tình trạng bé bị ngưng thở khi ngủ,…

Bé bị chảy nước mũi ra phía trước và xuống dưới họng. Sau đó bé bị ho vào ngày thứ hai hoặc thứ ba. Trẻ ho do khô miệng vì thường xuyên thở bằng miệng hoặc do dịch chảy xuống từ vòm mũi họng, gây viêm họng.

Viêm VA tái lại nhiều lần khiến trẻ còi cọc, chậm phát triển

Tình trạng viêm VA tái lại nhiều lần khi gặp thời tiết giao mùa hoặc các tác nhân có hại khiến trẻ có thể trạng kém hay bị ốm vặt; quấy khóc. Khi ngủ cũng ngủ không được ngon giấc, trẻ hay ngáy to; khò khè, thở há miệng do VA sưng to chẹn đường thở.

Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương mặt làm cho xương hàm phát triển kém, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra và to hơn (vẩu). Vì vậy, người ta gọi là bộ mặt sùi vòm hay bộ mặt VA.

Một số triệu chứng ít gặp ở viêm VA

Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm: khó thở, đau vùng xoang, ngứa mắt chảy nước mắt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

Các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên thường kéo dài từ 3 đến 14 ngày. Nếu dài hơn, bạn hãy nghĩ tới các bệnh khác như viêm dị ứng, viêm phổi, viêm phế quản.

Tuy nhiên phần lớn các bậc phụ huynh đều thiếu kiến thức chuyên môn, không thể phân biệt rạch ròi các dấu hiệu của bệnh, dẫn đến phát hiện muộn và điều trị sai cách. Lâu ngày bệnh không được điều trị hiệu quả rất dễ chuyển sang mãn tính với dấu hiệu đặc trưng hơn thì nhiều bậc phụ huynh mới phát hiện ra nhưng lúc này bệnh đã phức tạp và có nguy cơ xảy ra biến chứng

Vậy nên nuôi con không cần cần có sự sát sao quan tâm chăm sóc mà hơn hết các mẹ cũng cần có những kiến thức cơ bản để chăm sóc trẻ tốt hơn. Nuôi con mà thiếu hiểu biết chẳng khác nào làm hại con thơ.

An Hầu Đan sẵn sàng giải đáp thắc mắc của các mẹ về toàn bộ các vấn đề liên quan đến viêm VA, amidan của trẻ.

Chúc các mẹ nuôi con khỏe mạnh!!!

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

Siro An Hầu Đan Kids - Hết ho đờm, viêm amidan, VA, hạn chế kháng sinh, nạo cắt

Từ nghiên cứu khoa học của Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Hiệu quả khỏi đến 97,56% 

Bộ Y tế cấp phép lưu hành

Chịu trách nhiệm phân phối: Công ty TNHH Y Dược Kinh Đô

 Website: anhaudankids.com

 Fanpage: https://www.facebook.com/anhaudankids

 Youtube: https://www.youtube.com/@coanhauan-giainhbankhonglo4646

086 613 1122
icons8-exercise-96 chat-active-icon