Hoạt chất DCA (Axit Dicaffeoylquinic) – khắc tinh virus gây viêm Amidan trẻ em.
Hoạt chất DCA gồm 3 axit dicaffeoylquinic (axit 3,5-O-dicaffeoylquinic, acid 4,5-O-dicaffeoylquinic và acid 3,4-O-dicaffeoylquinic) chứa trong tinh chất cây Cúc Lục Lăng được các nhà nghiên cứu khoa học trên thế giới phát hiện ra có khả năng ngăn ngừa tính nhân bản của virus gây bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm Amidan, viêm VA. Qua đó nhanh chóng dập tắt những triệu chứng khó chịu nơi cổ họng và làm giảm nguy cơ biến chứng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh viêm họng, viêm VA, Amidan.
Cúc Lục Lăng theo y học cổ truyền
Cúc Lục Lăng còn có tên gọi khác là Cúc Lục Lăng Hôi – Đại Hắc Dược, Xú Linh Đan ( Tên khoa học – Laggera pterodonta) từ hàng trăm năm trước đã được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền như Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ. Thậm chí trong nhiều câu chuyện của người dân tộc tại vùng Tả Phìn Hồ – Hà Giang, loài cây này còn có tên là cây viêm họng vì chúng thường mọc trong rừng, người dân nơi đây mỗi bị đau rát họng chỉ cần lấy lá cây nhai rồi nuốt là khỏi bệnh.
Theo Y Học cổ truyền, Cúc Lục Lăng chủ trị: thanh nhiệt giải độc, giảm đau tiêu thũng, cảm mạo, viêm hầu họng, viêm đường hô hấp, viêm hạch, cúm do virus, khái thấu đàm suyễn, sốt rét, sang ung thũng độc, rắn cắn, trật đả, bỏng,.
Theo Từ điển cây thuốc Việt Nam của tác giả Võ Văn Chi (trang 676,677 tập 1) Cúc lục lăng hôi có vị đắng cay, tính hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng bạt nung được dùng trị cảm nhiễm phần trên đường hô hấp, sưng amygdal, viêm khoang miệng, viêm họng, viêm nhánh khí quản… có thể dùng toàn cây tươi, hoặc phơi khô sắc uống.
DCA trong cúc lục lăng giúp bất hoạt virus, vi khuẩn gây viêm VA, Amidan.
Nghiên cứu khoa học đều chỉ ra rằng, Cúc Lục Lăng có đặc tính kháng virus gây viêm hô hấp mạnh
Cúc Lục Lăng theo Tây Y
Lịch sử hàng trăm năm được sử dụng trong các nền Y Học cổ truyền lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ. Hiện nay, đã có rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã chứng minh khả năng kháng virus gây bệnh trên đường hô hấp của cây Cúc Lục Lăng trong điều trị các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,…
Khả năng chống viêm của Cúc Lục Lăng
Khi so sánh khả năng chống viêm của hỗn hợp các flavonoid chiết từ cây Cúc Lục Lăng với chất dexamethasone trên tế bào chuột. Kết quả cho thấy hỗn hợp flavonoid có khả năng chống viêm mạnh, cả viêm cấp lẫn viêm mãn tính. Cơ chế chống viêm của hỗn hợp flavonoid là ức chế sự hình thành prostaglandin, điều hòa đến hệ thống chống oxy hóa và ngăn chặn sự phóng thích lysozyme. Nghiên cứu độc tính cấp cho thấy, chiết xuất flavonoid gần như không độc hại, với hoạt tính sinh học mạnh và độ an toàn cao, chiết xuất flavonoid của cúc lục lăng sẽ là một chất rất tiềm năng để phát triển thành một loại thuốc chống viêm. ( trích Evaluation of antiinflammatory activity of the total flavonoids of Laggera pterodonta on acute and chronic inflammation models. Phytother Res)
Đặc tính kháng virus mạnh mẽ
Vào năm 2003, một nhóm các nhà khoa học từ hai trường đại học Hồng Kông và đại học Jinan (Quảng Châu – Trung Quốc) đã tiến hành tìm kiếm những loại thảo dược có tiềm năng chống virus gây bệnh đường hô hấp . Dựa vào các tài liệu y học truyền thống Trung Quốc và kinh nghiệm dân gian, họ đã chọn ra 21 cây thảo dược. Dịch chiết từ 21 loài thảo dược này đã được đo hoạt tính kháng virus RSV (là loại virus hàng đầu gây bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi ở trẻ dưới 2 tuổi) và so sánh với Ribavirin (thuốc kháng virus điều trị viêm tiểu phế quản và viêm phổi do virus duy nhất được chấp nhận). 21 loài thảo dược sử dụng trong nghiên cứu này đều cho thấy hoạt tính chống lại virus đường hô hấp. Cúc Lục Lăng cho thấy khả năng kháng virus mạnh, đứng đầu trong các loại cây được khảo sát.
Một nghiên cứu khác, thực hiện vào năm 2007 (J Chromatogr B Analyt Technol Biomed Life Sci) để tìm kiếm hoạt chất trong Cúc Lục Lăng có tác dụng kháng virus cho thấy: 3 axit dicaffeoylquinic là axit 3,5-O-dicaffeoylquinic, axit 4,5-O-dicaffeoylquinic và acid 3,4-O-dicaffeoylquinic có tác dụng kháng virus. Điều này, lần nữa khẳng định đặc tính kháng virus viêm hô hấp hiệu quả của Cúc Lục Lăng.
Nghiên cứu khoa học về hoạt chất DCA có trong cây Cúc Lục Lăng tại Viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Ứng dụng và phát triển kết quả nghiên cứu của y học hiện đại về hoạt chất DCA có tác dụng trong việc điều trị các bệnh viêm vùng hầu họng. Các nhà khoa học tại Viện Y Học Bản Địa Việt Nam đã tìm thấy trong Cúc Lục Lăng có hàm lượng DCA(axit dicaffeoylquinic) rất cao cùng với 39 hoạt chất có khả năng bất họat virus viêm hô hấp rất mạnh. Đề tài được công bố vào tháng 5/2020 và tạo nên tiếng vang trọng cộng đồng y khoa và được đăng trên tạp chí tổng hội y học Việt Nam.
Tính kháng viêm của Cúc Lục Lăng: nhóm chất phenol (TPLA) trong cúc lục lăng có tác dụng chống viêm trên mô hình chống viêm cấp và mãn tính. Cơ chế chống viêm của nó có thể có liên quan tới quá trình ức chế sự tạo thành PGE2 (prostaglandin E2 gây viêm và đau), có ảnh hưởng tới hệ chống oxy hoá, và ngăn ngừa quá trình giải phóng lysozyme (men phá hủy thực bào và mô, làm gia tăng quá trình gây viêm).
Truyền hình HTV9 đưa tin – Viện Y Học Bản Địa Việt Nam đã phát hiện ra hoạt chất DCA có trong Cúc Lục Lăng có khả năng giúp bất hoạt Virus, vi khuẩn gây viêm hô hấp mạnh.