Viêm VA là một trong những căn bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, chiếm trên 30% các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, và thường xuyên tái phát, lặp đi lặp lại. Mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng bị tái phát nhiều lần khiến các mẹ rất lo lắng.
Hiểu được những lo lắng đó của mẹ, trong bài viết hôm nay An Hầu Đan Kids xin mách mẹ một số kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé.
Tóm tắt nội dung
Viêm VA là gì? Nguyên nhân gây ra viêm VA ở trẻ
Trước khi tìm hiểu các kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé, mẹ cần có những hiểu biết đúng về căn bệnh viêm VA này.
VA là một tổ chức lympho, được coi là “cửa ngõ” giúp nhận diện vi khuẩn và tạo ra kháng thể tiêu diệt chúng khi chúng tái xâm nhập. Khi VA thường xuyên bị tiếp xúc với vi khuẩn, số lượng bạch cầu không có khả năng bắt hết chúng sẽ dẫn đến vi khuẩn cư trú, sinh sôi tại VA gây nên bệnh lý viêm VA.
Ngoài ra, do bé bị các bệnh về hô hấp như: cúm, sởi, ho gà… từ trước sau đó phát triển thành viêm VA. Môi trường sống bị ô nhiễm như: khói thuốc, bụi hay do thay đổi thời tiết, trẻ ăn nhiều đồ lạnh cũng là nguyên nhân gây viêm VA.
Viêm VA thường có 2 loại: Cấp tính và mạn tính. Trẻ thường có sốt cao trên 38 độ kèm theo chảy nước mũi. Nước mũi ở những ngày đầu còn trong, lỏng sau đó đặc dần và có mủ. Trẻ thường bị ngạt mũi nhất là lúc trẻ ngủ hoặc đang bú mẹ.
Nếu là biến chứng từ viêm phế quản thì trẻ càng khó thở hơn, sức khoẻ của trẻ giảm dần gây ra mệt mỏi, biếng ăn, ngủ kém hay quấy khóc, hơi thở hôi.
Viêm VA cấp tính cũng có thể biểu hiện rất nhẹ, trẻ vẫn ăn uống, chơi, ngủ bình thường như các trẻ khác cho nên bố mẹ thường xem nhẹ hoặc bỏ qua.
Viêm VA cấp tính nếu không được phát hiện và điều trị sớm rất dễ chuyển thành dạng viêm VA mạn tính (VA quá phát). Viêm VA mạn tính là dạng viêm kéo dài thường biểu hiện nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Kèm theo sự thở bằng miệng, trẻ thường ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngưng thở rất nguy hiểm.
Kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé
Theo PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào, kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé là chỉ dùng kháng sinh khi viêm VA do vi khuẩn. Còn đối với viêm VA có nguyên nhân do virus chỉ cần dùng các thuốc điều trị triệu chứng.
Điều trị triệu chứng viêm VA ở trẻ
- Hạ sốt, giảm đau: Thường sử dụng nhóm thuốc hạ sốt giảm đau thông thường như paracetamol. Đây là thuốc ít có tác dụng phụ nên thường được sử dụng mà không cần kê đơn ở các nước trên thế giới trong đó có nước ta. Mặc dù thuốc dùng tương đối an toàn, nhưng nếu thấy xuất hiện các triệu chứng dị ứng cần ngừng thuốc và đi khám kịp thời.
- Thuốc giảm ho: Một số thuốc giảm ho ngoại biên có thể được sử dụng để làm giảm triệu chứng ho ở trẻ.
- Thuốc nhỏ mũi: Ngạt, tắc mũi là một triệu chứng thường gặp của viêm VA. Khi bị triệu chứng này có thể dùng một số thuốc co mạch hoặc các loại có tác dụng sát khuẩn. Tuy nhiên, cần chú ý chọn nồng độ thích hợp dùng cho trẻ em. Không dùng thuốc quá 5 ngày, trừ khi có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
- Thuốc tăng cường miễn dịch: Có thể tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ bằng các loại vitamin A, C, vitamin nhóm B.
Điều trị nguyên nhân viêm VA ở trẻ
Còn trong các trường hợp viêm VA do nguyên nhân vi khuẩn, thì dùng kháng sinh để điều trị. Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý dùng kháng sinh, mà cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy rằng việc sử dụng kháng sinh sẽ mang lại hiệu quả tức thì, nhưng lại tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy nên, chữa viêm VA cho bé bằng thuốc Đông y đang được nhiều cha mẹ sử dụng vì sự an toàn, hiệu quả triệt để.
Mặc dù các mẹ đã trang bị rất kỹ kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé nhưng cũng không được tự ý mua thuốc về để điều trị. Để dùng thuốc đúng và an toàn, khi thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ bị viêm VA, cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ tai mũi họng để được thăm khám và điều trị thích hợp.
Khi chưa thể cho bé đi khám được mà bé lại sốt cao, mẹ có thể chườm khăn ấm lên trán, bẹn, nách của bé để hạ nhiệt. Tuyệt đối không được sử dụng nước đá lạnh để chườm cho trẻ vì nó sẽ phản tác dụng. Việc điều trị cho trẻ bị viêm VA như thế nào phải do bác sĩ khám trực tiếp cho bé chỉ định, có thể điều trị nội khoa (dùng thuốc) nếu bé mới bị lần đầu hoặc điều trị ngoại khoa (nạo VA).
Cách phòng bệnh viêm VA cho trẻ
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, bên cạnh có những kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé, me cũng nên “bỏ túi” những cách phòng bệnh viêm VA cho bé.
- Giữ vệ sinh mũi họng cho bé, thường xuyên dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi cho bé.
- Mùa lạnh cần cho trẻ mặc đủ ấm, đặc biệt phải giữ ấm vùng cổ và bàn chân, tuyệt đối không để trẻ đi chân trần.
- Giữ nhà ở thông thoáng, khô ráo vào mùa hè, kín gió vào mùa đông, không cho trẻ ở khu vực nhiều khói bụi hoặc có người hút thuốc lá.
Điều trị sớm và đúng cách mỗi khi trẻ bị viêm VA cấp hoặc viêm mũi họng, kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé mẹ có thể tham khảo từ các bác sĩ chuyên khoa hoặc như bài viết đã đề cập ở trên.
Trên đây là một số kinh nghiệm chữa viêm VA cho bé mà mẹ cần nắm rõ để không mắc những sai lầm trong điều trị bệnh. Cần giải đáp thêm các vấn đề về đường hô hấp, mẹ có thể gọi ngay đến tổng đài 1800 6523 để được Chuyên gia tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Siro An Hầu Đan Kids - Hết ho đờm, viêm amidan, VA, hạn chế kháng sinh, nạo cắt
Từ nghiên cứu khoa học của Viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Hiệu quả khỏi đến 97,56%
Bộ Y tế cấp phép lưu hành
Chịu trách nhiệm phân phối: Công ty TNHH Y Dược Kinh Đô
Website: anhaudankids.com
Fanpage: https://www.facebook.com/anhaudankids
Youtube: https://www.youtube.com/@anhaudankids-het-va-amidan