Nạo VA cho trẻ dưới 6 tuổi, nên hay không?

Nhiều bậc cha mẹ khi đưa con đi khám thường được khuyên nên nạo VA cho trẻ. Tuy nhiên, không ít cha mẹ băn khoăn lo lắng về những nguy cơ, biến chứng khó lường của phương pháp này.

“Có nên nạo VA cho trẻ dưới 6 tuổi không?” đang là một trong những vấn đề được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng An Hầu Đan điểm qua những thông tin quan trọng về vấn đề này nhé.

VA là gì và vai trò của VA đối với trẻ em

VA là ở trẻ thực chất chính là Amidan của trẻ có tên gọi khác là Amidan vòm, xuất hiện ở trẻ ngay từ khi sinh ra và phát triển dần cho tới 6-7 tuổi thì bắt đầu tiêu biến đi. VA đối với trẻ có 2 vai trò chính:

  • Vai trò bảo vệ đường hô hấp cho trẻ: VA nằm ngay sau thành mũi có chức năng bảo vệ và ngăn chặn các tác nhân có hại với cơ thể của trẻ qua đường thở. Bởi vậy nếu trẻ nạo VA sẽ có nguy cơ mắc bệnh hô hấp cao hơn.
  • Vai trò sản sinh miễn dịch: giống như các tổ chức Amidan khác, VA có vai trò sản sinh ra các miễn dịch và kháng thể có lợi cho cơ thể của trẻ.

Khi nào cần nạo VA cho trẻ?

Đặc biệt cẩn trọng khi quyết định nạo VA cho trẻ
Đặc biệt cẩn trọng khi quyết định nạo VA cho trẻ

Nạo VA cho trẻ là một thủ thuật thường được sử dụng để loại bỏ mô bạch huyết vòm họng được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi không còn phương án hiệu quả và khi:

  • VA bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần trên năm (trung bình 5-6 lần)
  • Viêm VA gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: viêm tai giữa, viêm mũi, họng, viêm phế quản, viêm xoang và gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy thường xuyên do trẻ nuốt đờm mủ từ mũi họng chảy xuống
  • VA quá phát to gây nghẹt mũi kéo dài, trẻ thờ khò khè, ngủ ngáy, thở há mồm thậm chí dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ. VA quá to khiến trẻ nuốt vướng, nuốt khó sinh ra chứng sợ ăn, biếng ăn.

Tuy nhiên, VA có nhiều vai trò quan trọng nên các phụ huynh nên sử dụng các giải pháp điều trị nội khoa, điều trị bảo tồn khác trước khi quyết định nạo cắt VA cho bé để tránh các hệ quả đáng tiếc.

Trường hợp chống chỉ định tuyệt đối và chống chỉ định tạm thời

  • Tuyệt đối không nạo VA với trẻ có bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang tiến triển
  • Đang bị viêm nhiễm cấp mũi họng.
  • Đang nhiễm 1 số loại virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết…
  • Bệnh nhân bị dị ứng, hen phế quản, hở hàm ếch,
  • Đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch.

Độ tuổi phù hợp để nạo VA cho trẻ

Thông thường trẻ từ 2 tuổi đã bắt đầu có thể nạo VA

Chỉ định nạo VA ở trẻ em với trẻ 20 tháng tuổi trở lên và thường dưới 5-6 tuổi, cao nhấ từ 6 – 7 tuổi khí có VA tồn dư cần phải nạo.

Tuy nhiên nạo VA chỉ là 1 trong những phương pháp giúp hạn chế tình trạng viêm nhiễm VA ngay tại thời điểm đó. Sau nạo VA trẻ sẽ giảm được một số triệu chứng ho, chảy nước mũi, thở khò khè, ngủ ngáy nhưng trẻ lại có nguy cơ mắc các bệnh hô hấp khác do mất hàng rào bảo vệ.

Nghiên cứu của Đan Mạch trên hơn 10,000 trẻ em cho thấy, trẻ đã từng nạo cắt VA có nguy cơ mắc viêm hô hấp khác cao gấp 2-3 lần trẻ không nạo cắt, vì vậy ở các nước tiên tiến, việc nạo cắt VA thường được chỉ định rất thận trọng.

Thủ thuật nạo VA cho trẻ được tiến hành như thế nào?

Nạo VA cho trẻ dưới 6 tuổi, nên hay không?
Nạo VA cho trẻ dưới 6 tuổi, nên hay không?

Nạo V.A là lấy toàn bỏ toàn bộ tổ chức V.A và amidan vòi mà không làm tổn thương thành của vòm mũi họng bằng các phương pháp như plasma, laser, coblator, hummer… Thời gian nạo cắt tùy thuộc vào từng loại hình phẫu thuận và tay nghề của bác sĩ nhưng thường trải qua 3 giải đoạn như sau:

  • Trước phẫu thuật: không tự ý cho trẻ uống các thuốc chống viêm như ibuprofen, Indomethacin và naproxen…
  • Trong phẫu thuật: Trẻ được gây mê bằng mặt nạ và cắt bỏ VA thông qua đường miệng, sau khi gây mê trẻ có thể quấy khóc, nôn ra dịch mà nâu ( máu) và có thể xuất viện sau 1-2 giờ.
  • Sau phẫu thuật: trẻ có thể thấy đau, buồn nôn hoặc nôn, thay đổi giọng.. tuy nhiên chỉ là hiện tượng bình thường. Phụ huynh nên cho trẻ ăn đồ mềm, các đồ có lợi tăng sức đề kháng cho trẻ.

Nạo VA cho trẻ có đau không?

Nạo VA cho trẻ dưới 6 tuổi, nên hay không - ảnh 4
Rất nhiều trẻ sợ nạo VA vì sợ đau

Hiện nay kỹ thuật, móc rất hiện đại ít gây đau đớn, tuy nhiên sau khi gây mê xong trẻ vẫn có thể bị đau.

  • Trong ngày đầu tiên sau gây mê, trẻ có thể chuếnh choáng đôi chút và có thể buồn nôn hoặc nôn.
  • Ngay khi có thể, hãy cho trẻ uống các loại nước trong hoặc dùng thức ăn lỏng, cho trẻ uống nhiều nước để đề phòng tình trạng thiếu nước, vốn hay xảy ra sau mổ, rất nguy hiểm và làm tăng tình trạng đau của trẻ.
  • Sau khi uống đồ lỏng không bị nôn thì có thể chuyển sang thức ăn đặc và dần dần chuyển về chế độ ăn bình thường.

Trẻ có thể chảy nước dãi, kêu đau ở miệng hoặc cảm thấy đau hay khó chịu ở vùng tai trong thời gian lành bệnh.

Biến chứng sau nạo VA của trẻ

Ngoài việc biến chứng trước nạo va như sốc phản vệ có thể gây tử vong, sau nạo VA thường gặp ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ sốt cao trên 39 độ C và không hạ sốt khi dùng thuốc hạ nhiệt paracetamol
  • Trẻ bị đau lên nhiều và bỏ ăn uống hoàn toàn
  • Khoang miệng, mũi bị chảy máu trầm trọng hoặc nôn ra máu
  • Đau họng nặng không đáp ứng điều trị trong vòng 48 đến 72 giờ
  • Trẻ bị mất giọng trong suốt 24 giờ

Tại sao không nên nạo VA cho trẻ nếu không thực sự cần thiết?

Vào những năm 70 của thế kỷ trước, khi nền y học chưa quá phát triển, rất nhiều nền y tế (kể cả Mỹ) coi VA là một tổ chức thừa, hay gây phiền toái bằng các đợt viêm nên thường cho trẻ em nạo bỏ VA càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, sau này khi y học phát triển, cùng với nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng: trẻ nạo VA có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp gấp 2 lần khi trưởng thành. Từ đó, việc nạo cắt VA là một chỉ định hết sức thận trọng từ bác sĩ.

Như đã nói ở trên, VA có nhiều chức năng quan trọng từ bảo vệ tới sản sinh miễn dịch, kháng thể cần thiết cho bé nên tuyệt đối không nạo cắt VA bừa bãi, chỉ nạo cắt VA khi không còn giải pháp hay lựa chọn nào khác.

Nếu không nạo VA cho trẻ, có phương pháp nào thay thế?

Nạo VA cho trẻ dưới 6 tuổi, nên hay không - ảnh 5

Trước khi quyết định nạo cắt VA nên lựa chọn các phương pháp sau đây, các phụ huynh cân nhắc lựa chọn cho phù hợp:

Phương pháp điều trị bảo tồn

Là phương pháp can thiệp tối thiểu, không làm mất chức năng của VA, Amidan dựa trên nguyên lý “Tăng cường – củng cố – duy trì”:

  • Tăng cường: sử dụng thảo dược có khả năng kháng virus, vi khuẩn (kháng sinh tự nhiên) kháng viêm để tác động giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như đau ngứa rát cổ họng, khò khè, khó thở ở trẻ.
  • Củng cố: Sử dụng các nhóm thảo dược bổ khí, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ để giúp trẻ có khả năng tự kháng lại viêm VA.
  • Duy trì: tiếp tục duy trì với lượng thảo dược hàng ngày để trẻ phục hồi hoàn toàn thể trạng, chức năng của VA.

Thời điểm vàng để xử lý viêm VA ở trẻ tránh phải nạo cắt

An Hầu Đan Kids cho trẻ bị viêm VA

Thời điểm được coi là tốt nhất để xử lý viêm VA là 24 giờ đầu khi phát hiện ra các triệu chứng viêm VA ở trẻ như: sốt, ho, khò khè, đau ngứa rát cổ họng…

Do 60 – 80% nguyên nhân gây bệnh là virus, sau đó vi khuẩn mới tấn công gây bùng phát. Nếu tại thời điểm này có thể ức chế được virus sẽ nhanh chóng giúp trẻ thoát khỏi viêm VA.

Mong rằng sau bài viết, các phụ huynh đã có thêm lựa chọn và quyết định đúng đắn cho các bé của mình. Nếu cần hỗ trợ, tìm hiểu thêm về viêm VA hay nạo VA cho trẻ có thể liên hệ với các chuyên gia của An Hầu Đan.

Siro An Hầu Đan Kids cho trẻ viêm VA, Amidan

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

Siro An Hầu Đan Kids - Hết ho đờm, viêm amidan, VA, hạn chế kháng sinh, nạo cắt

Từ nghiên cứu khoa học của Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Hiệu quả khỏi đến 97,56% 

Bộ Y tế cấp phép lưu hành

Chịu trách nhiệm phân phối: Công ty TNHH Y Dược Kinh Đô

 Website: anhaudankids.com

 Fanpage: https://www.facebook.com/anhaudankids

 Youtube: https://www.youtube.com/@coanhauan-giainhbankhonglo4646

086 613 1122
icons8-exercise-96 chat-active-icon