Nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết trẻ bị viêm VA có sốt không. Trên thực tế, đa số trẻ bị viêm VA thường sốt bởi 80% nguyên nhân gây viêm VA là do virus gây nên.
Tóm tắt nội dung
Trẻ mắc viêm VA có sốt không?
Sốt được xem là phản ứng miễn dịch tự nhiên trong cơ thể nhằm loại bỏ các tác nhân gây bệnh là virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Trên thực tế, sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị viêm VA (Bởi nguyên nhân chính gây bệnh là do virus). Khi mắc viêm VA, trẻ có thể sốt nhẹ, sốt cao, nhưng cũng có thể không sốt tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
► Trường hợp viêm VA cấp tính:
- Trẻ thường sốt nhẹ 38-39 độ C, đôi khi sốt cao 40 độ C. Cũng có trẻ không sốt nhưng rất hiếm.
- Lý do là bởi tác nhân chính khiến trẻ bị bệnh trong trường hợp này là virus, vi khuẩn. Trước sự tấn công ồ ạt của các tác nhân này, nhiệt độ cơ thể trẻ tăng cao vượt quá giới hạn nhiệt bình thường gọi là sốt. Đây là phản ứng chống đỡ làm tăng khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng phản ứng miễn dịch và tiêu diệt virus, vi khuẩn gây bệnh.
► Trường hợp viêm VA mãn tính:
- Trẻ thường không sốt, hoặc đôi khi chỉ sốt nhẹ >38 độ.
- Trẻ bị viêm VA tái đi tái lại nhiều lần sẽ dẫn đến viêm VA mãn tính. Đây là tình trạng các tổ chức VA đã bị xơ hóa sau nhiều lần viêm nhiễm. Vì vậy, trong trường hợp này trẻ thường không sốt, thay vào đó là tình trạng chảy nước mũi, ngạt mũi kéo dài.
Trẻ mắc viêm VA bị sốt có nguy hiểm không?
Cần biết rằng phản ứng sốt có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe trẻ nhỏ. Sốt vừa là phản ứng có lợi vừa gây hại đến cơ thể.
► Tác dụng có lợi:
- Khi trẻ sốt, hệ miễn dịch trong cơ thể được tăng cường hoạt động, khả năng đáp ứng miễn dịch được kích thích và thúc đẩy quá trình tiêu diệt kháng nguyên gây viêm VA.
- Ngoài ra, sốt còn kích thích quá trình chuyển hóa trong tế bào, tạo điều kiện cho việc tích lũy năng lượng dự trữ
► Tác dụng có hại:
Bên cạnh những mặt có lợi, phản ứng sốt cũng có thể gây nên những nguy hiểm đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ như:
- Làm tăng phản ứng quá mẫn, sốc, sốt >39 độ C có thể gây co giật
- Tăng quá trình biến thoái, tiêu hủy và làm giảm kẽm, sắt trong máu
- Gây mất nước, rối loạn điện giải
- Có thể dẫn đến suy tim, suy hô hấp
- Khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, kém linh hoạt…
Điều trị và chăm sóc trẻ bị sốt do viêm VA.
Trẻ bị viêm VA có thể sốt kéo dài trong 1-4 ngày. Nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách thì 70% trẻ sẽ hết sốt sau 3-4 ngày. Tuy nhiên, nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài, trẻ tái sốt nhiều lần sẽ dẫn đến viêm VA mãn tính.
Do đó, để xử trí cơn sốt khi trẻ bị viêm VA, cha mẹ có thể áp dụng một số cách thức giúp hạ sốt và giảm triệu chứng bệnh như sau:
- Chườm nước ấm cho trẻ: Dùng khăn nhúng nước ấm và đắp vào các vị trí trán, bẹn, nách của trẻ.
- Cho trẻ uống đủ nước hoặc truyền dịch (nếu có chỉ định của bác sĩ) để bù nước và điện giải
- Cho trẻ mắc quần áo thoải mái, rộng rãi, chất liệu thấm hút mồ hôi để cơ thể dễ tỏa nhiệt. Tránh ủ kín trẻ.
- Chuẩn bị chế độ dinh dưỡng hợp lý: Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, mềm, dễ tiêu. Bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng, ăn bổ sung rau xanh, trái cây, sữa chua…để nâng cao miễn dịch.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua thuốc hạ sốt cho trẻ.
Như vậy, viêm VA có sốt không tùy thuộc vào nguyên nhân và thể trạng của trẻ. Cần lưu ý rằng triệu chứng sốt có thể khiến trẻ bị mất nước, co giật, thậm chí rơi vào hôn mê sâu. Chính vì vậy, nếu cha mẹ thấy trẻ sốt cao kèm theo các biểu hiện bất thường, hoặc trẻ sốt kéo dài trên 2 tuần thì cần đưa đi khám tại các cơ sở y tế uy tín.
Nếu cần tư vấn hỗ trợ, hãy liên hệ ngay qua tổng đài tư vấn miễn phí 1800 6523 để kết nối với chuyên gia.
Siro An Hầu Đan Kids - Hết ho đờm, viêm amidan, VA, hạn chế kháng sinh, nạo cắt
Từ nghiên cứu khoa học của Viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Hiệu quả khỏi đến 97,56%
Bộ Y tế cấp phép lưu hành
Chịu trách nhiệm phân phối: Công ty TNHH Y Dược Kinh Đô
Website: anhaudankids.com
Fanpage: https://www.facebook.com/anhaudankids
Youtube: https://www.youtube.com/@coanhauan-giainhbankhonglo4646