Viêm VA cấp ở trẻ em là một trong những bệnh phổ biến nhất vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết thay đổi hoặc trời trở lạnh. Để xác định trẻ nhà mình có bị viêm VA cấp hay không, cha mẹ cần nắm rõ những biểu hiện, triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Tóm tắt nội dung
Viêm VA cấp là gì?
VA là tổ chức bạch huyết hình tam giác nằm ở nóc vòm họng, sau cửa mũi sau. Là một bộ phận quan trọng của vòng Waldeyer. Nhiệm vụ của VA là nhận diện virus, vi khuẩn để tạo kháng thể và tiêu diệt chúng khi chúng tái xâm nhập.
Khác với các tổ chức amidan khác (amidan khẩu cái, amidan vòi, amidan lưỡi), mặc dù VA xuất hiện từ khi trẻ mới được sinh ra nhưng chúng không tồn tại mãi mãi mà thoái triển khi trẻ 7-8 tuổi và gần như tiêu biến hoàn toàn khi trẻ 15 tuổi. Đây là lý do viêm VA chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ, hiếm khi gặp ở người lớn. Do thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây hại (virus, vi khuẩn…) qua đường thở mũi nên VA rất dễ bị viêm nhiễm, đặc biệt là khi hệ miễn dịch bị suy giảm do thời tiết thay đổi, trẻ bị nhiễm lạnh, dị ứng…
Bệnh viêm VA ở trẻ được chia làm 2 loại gồm viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính. Trong đó, viêm VA cấp tính là tình trạng viêm nhiễm cấp tính gây xuất tiết hoặc có mủ ở VA. Bệnh lý này khá phổ biến ở trẻ từ 6,7 tháng đến 4 tuổi.
Những biểu hiện viêm VA cấp ở trẻ em
Nếu như ở viêm VA mạn tính, trẻ thường chỉ xuất hiện tình trạng chảy nước mũi, ngạt mũi thì ở viêm VA cấp tính, các biển hiện bệnh đa dạng hơn, bao gồm:
- Sốt: Triệu chứng này bắt đầu đột ngột với 38-39 độ C, nhưng cũng có thể sốt cao 40-41 độ. Một số trường hợp sốt cao có thể dẫn đến co giật, co thắt thanh môn.
- Trẻ bị ngạt mũi: Tình trạng ngày càng nặng, ngạt một bên rồi ngạt hoàn toàn khiến trẻ phải thở bằng miệng, ngủ ngáy, khó thở, khò khè, khụt khịt mũi, ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ (bỏ bú, lười ăn…)
- Chảy nước mũi: nước mũi ban đầu trong, về sau đặc và đậm màu hơn. Có thể chảy nước mũi ra phía trước hoặc chảy xuống dưới họng gây đau họng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…
- Trẻ bị ho do khô miệng, thở bằng miệng hoặc do dịch mũi chảy xuống họng tạo phản ứng kích thích gây ho.
- Ngoài ra, trẻ bị viêm VA cấp tính còn bị đau tai, khả năng nghe giảm hẳn, người mệt mỏi, kém linh hoạt…
Cần biết rằng, những triệu chứng viêm VA cấp tính ở mỗi trẻ là không giống nhau, mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào thể trạng và độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, các biểu hiện bệnh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường nghiêm trọng hơn so với trẻ lớn.
Bệnh viêm VA cấp tính có nguy hiểm không?
Bệnh viêm VA cấp tính nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng cách có thể tái đi tái lại nhiều lần dẫn đến viêm VA mãn tính. Lúc này, việc điều trị và chăm sóc trẻ sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Ngoài ra, viêm VA ở trẻ cũng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm tai giữa – biến chứng phổ biến nhất khi trẻ bị viêm VA
- Viêm mũi họng, viêm xoang, viêm thanh-khí-phế quản.
- Viêm đường ruột.
Một số trường hợp VA bị viêm nhiễm nặng dẫn đến gia tăng kích thước, làm che lấp cửa mũi sau khiến trẻ không thể thở bằng mũi, chỉ có thể thở bằng miệng. Điều này rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ ngưng thở khi ngủ. Viêm VA cấp ở trẻ em là bệnh dễ mắc, dễ tái phát và có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường.
Do đó cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Nếu thấy trẻ có các biểu hiện nêu trên, cần đưa trẻ đi khám hoặc báo ngay với chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. Kết nối với chuyên gia theo số Tổng đài 1800 6523
Siro An Hầu Đan Kids - Hết ho đờm, viêm amidan, VA, hạn chế kháng sinh, nạo cắt
Từ nghiên cứu khoa học của Viện Y Học Bản Địa Việt Nam
Hiệu quả khỏi đến 97,56%
Bộ Y tế cấp phép lưu hành
Chịu trách nhiệm phân phối: Công ty TNHH Y Dược Kinh Đô
Website: anhaudankids.com
Fanpage: https://www.facebook.com/anhaudankids
Youtube: https://www.youtube.com/@coanhauan-giainhbankhonglo4646