Viêm VA có lây không, làm sao để phòng bệnh cho trẻ?

Viêm VA có lây không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng về vấn đề lây nhiễm bệnh ở trẻ, nhất là khi trẻ đến trường hợp và thường xuyên tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa.

Nguyên nhân gây viêm VA ở trẻ nhỏ

VA là tổ chức bạch huyết nằm ở nóc vòm họng, phía sau cửa mũi. Do thường xuyên tiếp xúc với virus, vi khuẩn nên tổ chức hình tam giác này rất dễ bị viêm nhiễm.

nguyen nhan gay benh viem va

Trên thực tế, nguyên nhân chính gây viêm VA là do virus, vi khuẩn.

  • Virus gây viêm VA: Chủ yếu là Adenovirus, virus cúm, rhinovirus…
  • Vi khuẩn gây viêm VA: Liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, tụ cầu vàng…

Ngoài ra, trẻ bị viêm VA còn do nhiều yếu tố từ môi trường bên ngoài tác động làm suy giảm sức đề kháng, khiến virus vi khuẩn dễ dàng tấn công gây tái phát bệnh như:

  • Môi trường ô nhiễm
  • Khói bụi xăng xe, khói thuốc lá
  • Không gian sống ẩm mốc.
  • Thời tiết thay đổi thất thường hoặc khi giao mùa…
  • Trẻ bị nhiễm lạnh từ điều hòa, thời tiết hoặc do ăn thức ăn lạnh, tắm sai cách…

Bệnh viêm VA có lây không?

Viêm VA là bệnh thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi trong độ tuổi đi nhà trẻ hoặc đi học cấp 1. Do virus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm VA nên bệnh có khả năng lây nhiễm từ trẻ này sang trẻ khác.

Nhiều trường hợp trẻ đi nhà trẻ hoặc đi học, do thường xuyên tiếp xúc, nắm tay, trò chuyện, ăn uống… cùng bạn bè nên bị lây viêm VA hoặc bị nhiễm virus, vi khuẩn gây viêm VA. Đây cũng là lý do các bác sĩ và chuyên gia y tế khuyên cha mẹ nên chăm sóc và điều trị viêm VA cho trẻ tại nhà cho khỏi hẳn rồi mới cho trẻ đi học trở lạnh.

Phòng ngừa viêm VA cho trẻ như thế nào?

Cần biết rằng viêm VA là bệnh lý chỉ xảy ra ở trẻ em, bởi tổ chức VA chỉ phát triển ở trẻ em. Từ 7,8 tuổi trở lên, tổ chức VA của trẻ teo dần và gần như biến mất hoàn toàn khi trẻ 15 tuổi. Các trường hợp viêm VA ở trẻ lớn hoặc người lớn rất hiếm. Viêm VA là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Những trẻ có hệ miễn dịch suy yếu thường rất dễ mắc bệnh và dễ chuyển biến nặng gây biến chứng thành viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm thanh-khí-phế quản….

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa viêm VA ở trẻ
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa viêm VA ở trẻ

Do đó, việc phòng tránh viêm VA cho trẻ là việc làm cấp thiết đối với cha mẹ. Nguyên tắc quan trọng nhất trong phòng tránh bệnh là nâng cao đề kháng cơ thể thông qua chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và vận động. Cụ thể như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Đầu tiên, cha mẹ cần đảm bảo bữa ăn của trẻ có đầy đủ dưỡng chất quan trọng để phát triển toàn diện, bao gồm các nhóm dưỡng chất đạm, đường bột, chất béo, các vitamin và khoáng chất.
  • Ưu tiên các loại rau xanh, củ quả và trái cây tươi như súp lơ, rau bina, cam, bưởi, kiwi… để nâng cao thể trạng, tăng đề kháng cho trẻ.
  • Cho trẻ ăn sữa chua, uống nhiều nước hoặc nước trái cây.
  • Đa dạng bữa ăn, thường xuyên thay đổi các thực phẩm cùng nhóm chất để bé ăn ngon miệng, không bị ngán ăn.
  • Hạn chế các thức ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Tránh các loại bánh kẹo ngọt, kem lạnh và các loại đồ uống có gas…

Đảm bảo cho trẻ ngủ nghỉ đúng giờ

  • Cho trẻ đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc để cơ thể được nghỉ ngơi, hồi sức. Thời gian ngủ của trẻ tùy thuộc vào từng độ tuổi.
  • Đảm bảo phòng ngủ của trẻ thông thoáng, sạch sẽ. Chăn màn và gối ngủ cần thường xuyên giặt sạch khô để đảm bảo trẻ có giấc ngủ ngon.

Cho trẻ vận động hợp lý

Tăng cường vận động giúp bảo vệ trẻ khỏi viêm VA
Tăng cường vận động giúp bảo vệ trẻ khỏi viêm VA
  • Chế độ vận động tùy theo độ tuổi của trẻ. Nếu là trẻ lớn có thể chơi thể thao, đá bóng hoặc các trò vận động nhẹ nhàng. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ có thể cho trẻ đến công viên hoặc các khu vui chơi vừa giúp trẻ vui vẻ vừa tăng cường vận động thân thể.
  • Tuy nhiên, không nên cho trẻ vận động mạnh hoặc vận động quá nhiều sau bữa ăn.

Ngoài ra, để phòng bệnh, cha mẹ nên đeo khẩu trang cho trẻ trước khi ra ngoài, tránh cho trẻ tiếp xúc với người đang bị các vấn đề về hô hấp như ho, sổ mũi, cảm cúm… Trên đây là những thông tin cơ bản trả lời cho câu hỏi “viêm VA có lây không?”. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp các bậc phụ huynh tích lũy thêm kinh nghiệm chăm sóc trẻ.

Bác sĩ CỐ VẤN - PGS TS HOÀNG HÀ

Bác sĩ chuyên khoa hô hấp - Giảng viên Bộ môn lao trường Đại học Y Thái Nguyên

Tiểu sử:

Từng là Trung uý, Bác sĩ Quân y trong Quân đoàn 26. Sau gần 50 năm không ngừng cống hiến và phát triển, Bs. Hoàng Hà đã đưa rất nhiều dược liệu quý của dân tộc vào các công trình nghiên cứu của mình. Ông được xem như “Người thổi hồn cho những bài thuốc cổ”, chuyên giúp người - giúp đời.

Siro An Hầu Đan Kids - Hết ho đờm, viêm amidan, VA, hạn chế kháng sinh, nạo cắt

Từ nghiên cứu khoa học của Viện Y Học Bản Địa Việt Nam

Hiệu quả khỏi đến 97,56% 

Bộ Y tế cấp phép lưu hành

Chịu trách nhiệm phân phối: Công ty TNHH Y Dược Kinh Đô

 Website: anhaudankids.com

 Fanpage: https://www.facebook.com/anhaudankids

 Youtube: https://www.youtube.com/@coanhauan-giainhbankhonglo4646

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

086 613 1122
icons8-exercise-96 chat-active-icon